Header Ads

"Năm đó, Kim Thành Vũ và Trần Tuệ Lâm cùng đóng chung một phim điện ảnh"

-- Năm đó, Kim Thành Vũ và Trần Tuệ Lâm cùng đóng chung một phim điện ảnh, mời Trần Tiểu Xuân và con gái của vua cờ bạc đóng vai phụ. ---

<Bài viết của tác giả Tiểu Thiến trên baidu, có spoil nội dung phim, cân nhắc khi chưa xem phim>
Link gốc: https://baike.baidu.com/tashuo/browse/content?id=e5a2382680cb660f7bac3728&bk_fr=planet&fromModule=issue-list_issue-list






Chúng ta đều biết Vương Gia Vệ giỏi làm phim nghệ thuật, nhưng không ngờ ở Hồng Kông lại có đạo diễn Lý Chí Nghị cũng có thể làm phim nghệ thuật ái tình hay, lại cảm động và có hương vị.

Xem phim của Lý Chí Nghị giống như xem một người đang chơi trò ghép tranh, bên cạnh cốt truyện chính sẽ đan xen các câu chuyện phụ, ghép nối lại với nhau thành một thế giới hoàn chỉnh làm động lòng người.

Giống như Lưu Văn Tại trong Bác Sĩ Lưu Manh [Một bộ phim khác của Lý Chí Nghị], sống tại nơi bẩn thỉu dơ dáy, chuyên chở tình yêu bằng cách chăm sóc muôn vạn kiểu người, từ đó tái hiện khái niệm tình yêu của nhân gian. Nhân vật đó cũng giống như Na Khẩu Trùng trong Chân Trời Góc Biển, người đang làm công việc tìm kiếm những thứ đã mất, tìm kiếm mộng tưởng cho những người nhỏ bé khác nhau ở khu Đại Giác Chủy và cũng đang tìm kiếm sự ấm áp cho bản thân anh giữa lòng đô thị.

Những gì chúng ta sẽ bàn luận trong bài viết này là bộ phim "Chân Trời Góc Biển", do ca đàn thiên hậu Trần Tuệ Lâm và cao nhan trị Kim Thành Vũ của chúng ta đóng chính.

Bộ phim này được phát hành vào năm 1996. Dù đã 26 năm sau nhưng điểm Douban là 8.0, có thể coi là một bộ phim tình cảm không tồi.

Và vào thời điểm đó, sau khi nhiều người xem xong, một giấc mơ mỹ lệ đã được gieo vào lòng họ.

Trên Douban, Tiểu Thiến đã thấy một bình luận như vậy:

"Vì bộ phim này, tôi đã đi đến chân trời góc biển và nhìn thấy tận cùng thực sự của chân trời góc biển. Mặc dù hoang vắng nhưng vẫn có hy vọng."

Đúng vậy, câu chuyện của bộ phim này đều bắt đầu từ một vách đá xa xôi và xinh đẹp ở Tô Cách Lan (Scotland) được gọi là nơi chân trời góc biển.

A Lâm (Trần Tuệ Lâm) là một cô gái xinh đẹp mắc bệnh máu trắng, ngay khi đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, cô đã gặp được chàng thủy thủ người Scotland chín chắn và vững vàng A Đức (Vương Mẫn Đức).

A Đức là một thủy thủ người Scotland trưởng thành và chín chắn, anh tình cờ gặp A Lâm và có ấn tượng tốt về cô, anh cũng kể cho cô nghe truyền thuyết về nơi chân trời góc biển ở quê hương anh.

Sau khi nghe câu chuyện của A Đức kể về quê hương của mình, A Lâm cảm thấy có một mối duyên phận không thể giải thích được, nhưng hai người gặp nhau như một ký ức thoáng qua, và chẳng mấy chốc A Đức đã biến mất tăm.

Khi anh mất tích, A Lâm đã gặp A Trùng (Kim Thành Vũ), người có công việc là giúp người khác tìm lại đồ bị mất nên A Lâm trở thành khách hàng của A Trùng.

Sau những nỗ lực của A Trùng, A Lâm và A Đức cuối cùng cũng gặp lại nhau, hóa ra A Đức đang có ý định trở về quê hương lập nghiệp.

Sau khi A Đức rời đi, A Lâm giúp A Trùng làm việc để trả ơn và cả hai có được những cảm xúc vui vẻ và thỏa nguyện mà họ chưa từng có khi làm việc cùng nhau, hai người nảy sinh tình cảm nhưng không ai bày tỏ.

Giữa họ dường như có một bức tường không thể phá vỡ, hóa ra A Lâm đã che giấu bệnh tình của mình với A Trùng, và một ngày nọ, cô đổ bệnh trước mặt anh.

Khi A Lâm mở mắt ra và nhìn thấy ánh mắt quan tâm của A Trùng, cô ấy không thể chịu đựng được ánh mắt đó và không muốn vì số phận của mình mà mang lại tổn thương cho A Trùng.

Cứ như vậy, A Lâm một mình bay đến Scotland, đến nơi Chân Trời Góc Biển, khi đứng ở nơi tận cùng thế giới, cô đột nhiên phát hiện mình không đành lòng rời bỏ quê hương, không đành lòng rời bỏ A Trùng.

Nỗi nhớ như thủy triều, khi cô quay lại thì thấy A Trùng đang ở trước mặt mình, nụ cười rạng rỡ vẫn như xưa.

Cái kết cuối cùng hơi buồn nhưng cũng ẩn chứa hi vọng, dùng cái chết của A Lâm để khám phá ra ánh sáng ở những người xung quanh.

"Mỗi một việc và mỗi một khoảnh khắc xung quanh chúng ta đều có thể là ảo thuật; và mỗi một người cũng đều có thể là một nhà ảo thuật."

01. Tuyến câu chuyện phụ cảm động

Như đã nói ở trên, nhiều người dễ rung động trước những câu chuyện bên lề khi xem phim này.

Trong số đó, anh Chu do Trần Tiểu Xuân thủ vai, là một người đàn ông cõng con trên lưng cứ lẽo đẽo theo sau A Trùng mỗi ngày, miệng lẩm bẩm: "Đã tìm được vợ của tôi chưa?". Một nhân vật có chút khờ khạo.

"Vợ tôi đã mất tích rồi, và tôi thậm chí không biết mình đã mất cái gì."

A Trùng sau đó thú nhận với A Lâm rằng thực sự đã tìm được vợ của anh Chu từ lâu, nhưng cô ấy đã qua đời, và anh Chu đang phải nuôi một đàn con.

Không muốn cho anh ấy biết sự thật, chỉ có như vậy anh Chu mới có thể có hy vọng để tiếp tục sống.

Cũng có một cô bé Đình Đình ôm heo đất muốn nhờ A Trùng giúp đỡ, cô bé nói chỉ cần vịt mỏ đỏ bay về và hoa hồng nở, mẹ cô bé sẽ khỏi bệnh khi nhìn thấy hoa hồng.

A Lâm rất muốn giúp cô bé hoàn thành tâm nguyện trước khi ra đi nên đã cùng A Trùng nghĩ ra nhiều cách và nhờ các chuyên gia thực vật giúp đỡ, sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng khu vườn cũng nở hoa hồng.

Vịt mỏ đỏ bay về, hoa hồng nở rộ nhưng mẹ của Đình Đình vẫn qua đời.

Ngoài ra, còn có cô nhân viên A Trân không chỉ bị biến dạng nửa khuôn mặt mà đôi chân còn bị tật nguyền, hàng ngày mẹ cô đều cõng cô đưa đón đi làm.

A Lâm và người xem là chúng ta khi đó mới biết, hóa ra trên đời này làm gì có ảo thuật gia, chỉ có tình yêu xung quanh chúng ta và những người dìu dắt chúng ta đi về phía trước.

Tất cả những câu chuyện nhỏ ấm áp giống như một giấc mơ đẹp, khiến cô gái đang mang bệnh ngặt nghèo A Lâm tin rằng có phép màu và hy vọng trên thế giới này.

Khi nhìn ra sự thật đằng sau câu chuyện, nó trở thành một cú hích nặng nề, không chỉ làm cảm xúc nội tâm mà A Lâm luôn giấu kín được giãi bày, mà còn làm tăng thêm sắc thái bi thương cho bộ phim.

Trên thực tế, bộ phim này không chỉ là một bộ phim tình cảm, tên tiếng Anh của "Chân Trời Góc Biển" là: Lost and Found. Mất gì và tìm gì thực chất phản ánh nội tâm tâm lý của thời đại đó.

Lý Chí Nghị từng nói:

"Trọng tâm của những câu chuyện trong các tác phẩm của tôi dựa trên hiện thực, nhưng tôi muốn sử dụng một phương pháp vượt qua hiện thực để kể về thế giới hiện thực, thể hiện một thế giới mà mọi người không biết."

02. Bài hát nhạc phim "Phong Hoa Tuyết" trở thành một trong những bài hát tiêu biểu của Trần Tuệ Lâm

Nhịp điệu âm nhạc trong "Chân Trời Góc Biển" khiến người ta đắm chìm vào không khí của bộ phim, đặc biệt là trong điệu jazz mờ ảo của bài "Dance me to the end of Love", cảnh nhịp sống đường phố và không khí đời sống của tầng lớp thấp tại đô thị mang lại một cảm giác cô đơn và trống rỗng mạnh mẽ cho người xem.

Âm nhạc luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phim Hồng Kông.

Khi Kim Thành Vũ và Trần Tuệ Lâm nhảy múa và ca hát say sưa trong một căn phòng chật chội, A Trùng khi đó không biết A Lâm là ai và A Lâm tạm thời quên đi căn bệnh của mình.

Bài hát “Nơi tìm thấy Bồng Lai” do hai người hát thực chất là một bức chân dung của chính họ trong phim, phản ánh khát vọng của các nhân vật.

Điều đáng nói là bài hát chủ đề "Phong Hoa Tuyết" do Trần Tuệ Lâm hát cho bộ phim này đã giành được giải Bài hát gốc trong phim hay nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông Kim Tượng lần thứ 16 năm 1997.

Nghe bài hát này thông qua bộ phim và câu chuyện sẽ mang đến cho bạn cảm giác độc đáo hơn.

03. Sự kết hợp giữa kim đồng ngọc nữ độ tuổi 20

Trên thực tế, trong bộ phim này có những diễn viên rất nổi tiếng từ vai chính cho đến những đến vai phụ như Trần Tiểu Xuân, Hà Siêu Nghi, Mã Lợi Á, Từ Hào Oanh, v...v... Phái thực lực đã giúp đem lại lợi thế cho bộ phim.

Trần Tiểu Xuân không cần nói thêm, điều cần đặc biệt nhắc đến là Hà Siêu Nghi, con gái thứ tư của vua cờ bạc Ma Cau và người vợ thứ hai, cũng góp mặt trong bộ phim này.

Mặc dù Hà Siêu Nghi sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng bản thân cô ấy rất chăm chỉ, cô ấy có thể ngâm mình trong nước 3 giờ đồng hồ để diễn 1 vai diễn chỉ dài 2 phút, và cô ấy có thể tự làm chân bị thương vì một vai diễn yêu cầu.

Tất nhiên, nói về bộ phim này chắc chắn sẽ không thể không nhắc đến Trần Tuệ Lâm và Kim Thành Vũ vào thời điểm đó, khi cả hai đều mới ngoài đôi mươi. Nói cách khác, cả hai đều ở giai đoạn tiểu thịt tươi.

Vào thời điểm đó, Kim Thành Vũ nổi tiếng đẹp trai, đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm như "Trùng Khánh Sâm Lâm" và "Đọa Lạc Thiên Sứ" để lại ấn tượng rất sâu sắc cho người xem.

Trên thực tế, nhìn vào bộ phim này, Kim Thành Vũ đóng vai A Trùng, rất giống Hà Chí Vũ trong "Trùng Khánh Sâm Lâm" về ngoại hình và khí chất, vừa có một chút ngây thơ của Thiên sứ số 3 trong "Đọa Lạc Thiên Sứ".

Trong "Đọa Lạc Thiên Sứ", Kim Thành Vũ cưỡi trên lưng một con heo để mát xa nó, còn trong "Chân Trời Góc Biển", anh trở thành một người đào bới thùng rác để kiếm đồ, nhưng may mắn là một người đẹp trai như vậy nên làm gì cũng thấy vừa mắt.

Mặc dù Trần Tuệ Lâm xuất đạo với tư cách là một ca sĩ, nhưng cô ấy cũng đã tham gia các tác phẩm điện ảnh và truyền hình vào thời điểm đó, "Tiên Lạc Phiêu Phiêu" và "Ma Ma Phàm Phàm" đều đóng trước bộ phim này.

Trong phim, Trần Tuệ Lâm vào vai A Lâm mắc bệnh máu trắng, từng cảnh quay của cô với mái tóc ngắn đều rất đẹp, sánh vai với Kim Thành Vũ có thể gọi là kim đồng ngọc nữ.

Khi họ cùng nhau nhún nhảy theo điệu nhạc, hợp ca hợp tấu, khoảnh khắc tự do tự tại ấy khiến người ta ước gì thời gian ngừng lại ở giây phút này.

Mặc dù là một bộ phim rất cũ, nhưng giữa các thể loại phim ngôn tình điềm sủng, ngược luyến cùng nhiều loại phim khác ngày nay, "Chân Trời Góc Biển" có thể coi là một tác phẩm thanh lưu, đọng lại dư vị đáng giá.

-----

Tác giả Tiểu Thiến viết trên baidu | Dịch bởi Takeshi.VNFC

#takeshivnfc416
#金城武 #TakeshiKaneshiro #kimthanhvu

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.